Mặt hàng cấm không được vận chuyển trong ngành dịch vụ logistics

Chắc hẳn thuật ngữ dịch vụ logistics hay nhân viên logistics,.. đã không còn xa lạ đối với nhiều người. Thế nhưng để nói đầy đủ về logistic thì không phải ai cũng biết, thậm chí những người làm việc lâu năm trong dịch vụ này cũng khó có câu định nghĩa chính xác.

Vậy dịch vụ logistics là gì? Trong dịch vụ logistics thì những mặt hàng nào bị cấm không được vận chuyển? Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về vấn đề trên, các bạn có thể tham khảo thêm!

Dịch vụ logistics là gì?

Theo những tài liệu nước ngoài thì dịch vụ logistics xuất hiện lần đầu trong quân đội, nó giống như một cách thức tổ chức cung ứng, hay còn được hiểu là dịch vụ hậu cần trong các đơn vị quân đội ngày nay.

Sau này, dịch vụ logistics được ứng dụng rộng rãi hơn, trong khoa học kỹ thuật, kinh doanh, giao thông vận tải, tin học,… bản chất của nó đã thay đổi so với bản chất nguyên thủy ban đầu. Do đó, dịch vụ logistics có thể hiểu đơn giản là quản lý dòng luân chuyển hàng hóa, vật tư từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ hoặc vận chuyển hàng hóa, vật tư đa phương tiện.

Nếu dịch nghĩa sang tiếng Việt thì dịch vụ logistics có nghĩa là giao nhận hàng hóa. Tuy nhiên nó không thể hiện khái quát hết được khái niệm của logistics. Hơn hết thuật ngữ này được quốc tế sử dụng chung, nên thay vì gọi là dịch vụ hậu cần, giao nhận hàng hóa, vận chuyển hàng hóa vật tư đa phương tiện,.. người ta gọi tắt là dịch vụ logistics.

Những mặt hàng cấm không được vận chuyển trong ngành dịch vụ logistics

Vận chuyển hàng hóa đường biển hay vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không,… cũng có những nguyên tắc nhất định. Không phải mặt hàng nào cũng có thể xuất nhập khẩu dễ dàng.

Dưới đây là một số mặt hàng cấm không được vận chuyển trong ngành dịch vụ logistics mà khách hàng nào cũng cần ghi nhớ. Để tránh tình trạng hàng hóa bị giữ lại, kiểm tra, thậm chí là gặp vấn đề về luật pháp.

1. Hàng nguy hiểm

Hàng nguy hiểm bao gồm các vật phẩm, vật chất gây rủi ro đến sức khỏe, an toàn hoặc môi trường. Bên cạnh những chất có tính nguy hiểm rõ ràng như axit, chất phóng xạ, chất độc, chất nổ,… thì những chất không có tính chất nguy hiểm rõ ràng như nam châm, xe lăn sử dụng ắc quy ướt, thuốc trừ sâu, các dụng cụ thở với bình khí nén,… cũng được xem là hàng nguy hiểm có thể sẽ không được vận chuyển trong ngành dịch vụ logistics

Những vật phẩm không được mang lên máy bay như:

  • Chất nổ như bom, mìn, kíp nổ, pháo hoa, pháo bông, pháo sáng, đạn và các loại chất nổ khác,…
  • Các chất dẽ cháy như metal, các khí đốt hóa lỏng, cồn,… hoặc các chất lỏng dễ cháy như xăng, dầu, sơn, dung môi,… Ngoài ra thì các chất rắn, hóa chất dễ cháy cũng không được mang lên máy bay.
  • Các chất độc; chất lây nhiễm; chất ăn mòn như axit, muối; chất oxy hóa, chất tẩy hữu cơ,….
  • Những đồ vật gắn với thiết bị báo động như cặp túi, két bạc…
  • Những đồ vật bị cấm vận chuyển theo quy định hiện hành của các quốc gia, lãnh thổ mà máy bay bay đến, bay đi hoặc bay qua.
  • Bất cứ vật chất nào có thể đe dọa hành khách trên máy bay đều bị cấm.

2. Hàng dễ vỡ

Những vật dụng dễ vỡ như thủy tinh, chai rượu,… cũng bị cấm không vận chuyển trong dịch vụ logistics. Tuy nhiên đối với trường hợp khách hàng chấp nhận chịu mọi rủi ro trong quá trình vận chuyển thì hàng hóa sẽ được vận chuyển theo yêu cầu của quý khách.

3. Đồ tươi sống

Với những mặt hàng tươi sống, dễ hư hỏng cũng bị cấm không được vận chuyển hoặc vận chuyển có điều kiện. Chẳng hạn như hoa quả, rau, thịt cá, đồ ăn cho trẻ em hay các loại hoa và quả đã được cắt rời khỏi thân.

Cũng như mặt hàng dễ vỡ, nếu quý khách chấp nhận chuyên chở dưới dạng hành lý ký gửi và chấp nhận mọi thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển thì có thể xem xét vận chuyển.

Đối với những mặt hàng tươi sống như tôm, sầu riêng, mắm… có đặc tính gây mùi khó chịu sẽ không được vận chuyển dưới dạng hành lý ký gửi lẫn hàng xách tay. Trừ trường hợp những vật phẩm này được bao bọc, đóng gói cẩn thận không tỏa ra mùi thì có thể chấp nhận vận chuyển, nhưng bị giới hạn về cân nặng, chỉ khoảng 3 lít hoặc 3kg đối với nước mắm, 5kg đối với sầu riêng hoặc các đồ có mùi khác.

4. Chất lỏng

Không được mang quá 1 lít chất lỏng theo người và hành lý xách tay. Ngoại trừ các loại chất lỏng, gel, thuốc chữa bệnh (phải mang theo đơn kê của bác sĩ), thức ăn hoặc sữa cho bé sơ sinh (phải có bé sơ sinh đi cùng), đồ ăn kiêng phục vụ chữa bệnh hoặc các chất lỏng mua tại cửa hàng miễn thuế tại sân bay…

5. Khác

Đối với những vật phẩm có giá trị tiền bạc như đồ trang sức, kim loại quý, phiếu chứng khoán, văn bản thương mại, tác phẩm nghệ thuật… cũng được xem là mặt hàng cấm không được vận chuyển trong ngành dịch vụ logistics

0983 964 467
chat-active-icon
chat-active-icon