Vận tải hàng hóa bằng đường bộ ở Việt Nam đang là hình thức vận chuyển phổ biến nhất. Nó có những đóng góp to lớn trong việc lưu thông hàng hóa và dịch vụ tạo điều kiện cho giao thương phát triển. Vậy hiện nay thực trạng ngành vận tải đường bộ của Việt Nam diễn ra như thế nào?
Tổng quan về ngành vận tải đường bộ tại Việt Nam. Dịch vụ vận chuyển hàng hóa là một trong những mắt xích quan trọng nằm trong chuỗi cung ứng của dịch vụ Logistics đã và đang trở thành một trong những ngành đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội.
Xã hội ngày càng hiện đại, lưu lượng hàng hóa cần vận chuyển càng gia tăng ở mức độ đáng kể. Đặc biệt cho các mặt hàng sản xuất công nghiệp cần phát triển về quy mô kinh tế. Do những loại phương tiện vận chuyển cũng phát triển theo hướng trọng tải lớn.Chính vì nguyên nhân đó mà xe trọng tải lớn, xe đầu kéo,xe chuyên hóa container,… ra đời để đáp ứng tốt nhu cầu của con người.
Tình trạng giao thông trên quốc lộ những năm vừa qua không có nhiều tiến triển. Bởi lượng phương tiện và hàng hóa ngày một tăng cao còn việc nâng cấp đầu tư lại khá hạn chế. Việc tu sửa chiếm phần lớn ngân sách nhà nước. Hệ thống giao thông phân bố kém hiệu quả, sẽ bị ùn tắc nghiêm trọng nếu có tai nạn giao thong, xuất hiện những hàng xe lớn nối đuôi nhau cả cây số.
Điều này khiến việc vận chuyển đường bộ thêm khó khăn và tốn nhiều thời gian.Nếu tình trạng trì trệ vẫn tiếp tục kéo dài thì trong tương lai hoạt động sản xuất lưu thông hàng hóa sẽ đối mặt với vô vàn thách thức. Nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.
Thuận lợi và khó khăn ngành vận tải đường bộ
Thuận lợi
- Nhà nước đang chú trọng rất nhiều vào ngành này. Thông qua việc soạn thảo, ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ để ngành phát triển tốt nhất. Cụ thể có đầy đủ 5 luật chuyên ngành, các thông tư, các nghị định, đã tổ chức hướng dẫn và thực hiện trong toàn ngành.
- Tuyến đường Bắc-Nam đã được cải thiện rõ rệt, dự án mở rộng quốc lộ 1A cơ bản đã được thông suốt. Các doanh nghiệp vận chuyển đang ngày càng tăng nhanh về số lượng, chất lượng cũng được cải thiện đáng kể, gây dựng được nhiều uy tín cho khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa.
Tuy nhiên, đường biển còn tồn tại một số rào cản: Tình trạng xây dựng các cảng biển tràn lan dẫn tới cung vượt quá cầu và tác động trực tiếp đến giá. Giá thấp sẽ nảy sinh các vấn đề cạnh tranh không lành mạnh, điều này thực chất sẽ ảnh hưởng không tốt đối với kinh tế Việt Nam. Và một rào cản nữa là các đối tác Việt Nam không thực hiện cam kết về quỹ dự án ủng hộ cảng biển.
Khó khăn
Chất lượng dịch vụ còn hạn chế
Các doanh nghiệp vận tải vẫn chưa có sự đầu tư tốt không chỉ về phương tiện vận chuyển mà cả nguồn nhân lực cũng vậy: hiện nay các phương tiện vận chuyển còn thô sơ, chưa đáp ứng được độ an toàn. Nguồn nhân lực còn hạn chế về trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, cho nên vẫn chưa tạo được sự tin tưởng tuyệt đối từ khách hàng
- Cung lớn hơn cầu dẫn đến cạnh tranh bất bình đẳng
- Cung tăng, cầu giảm khiến dư thừa một lượng lớn các phương tiện vận chuyển sẽ phá vỡ quy hoạch trong vận tải. Xuất hiện yếu tố cạnh tranh về giá làm tác động trực tiếp đến chất lượng dịch vụ, tính chuyên nghiệp của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.
Do đó, các doanh nghiệp có lượng phương tiện nhiều cần có sự đầu tư về nhân sự, quản lí để cải thiện chất lượng dịch vụ được tốt hơn. Bên cạnh những nỗ lực của doanh nghiệp, cần có sự quan tâm, tác động của các cơ quan chức năng, sự đồng hành của hiệp hội vận tải trong việc nghiên cứu, giải quyết các nhu cầu vận tải.
- Đặc biệt, đưa giá sàn áp dụng trong vận tải hàng hóa vào hoạt động, xây dựng khung giá cước cho từng phương thức vận tải.
- Giờ cấm thành phố đang bị tăng lên để thắt chặt giao thông
- Khi phương tiện cá nhân ngày càng tăng cao thì cơ sở hạ tầng không đáp ứng được nhu cầu phát triển của thành phố khiến tình trạng giao thông trong nội thành tắc nghẽn liên tục nhất là vào những giờ cao điểm.
Vì vậy thành phố thực hiện hoạt động thắt chặt giao thông như: hạn chế xe tải chạy vào nội đô, cấm xe tải chạy trong thành phố vào giờ cao điểm. Hiện nay 2 thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh quy định giờ cấm tải như sau:
Xe tải nhỏ từ 1,25 tấn trở xuống
- Cấm hoạt động trong giờ cao điểm
- Được phép lưu thông trong thành phố từ 9h sáng đến 16h chiều
- Từ 9h tối đến 6h sáng
Xe có trọng tải trên 1,25 tấn
- Chỉ được phép lưu thông trong thành phố từ 9h tối đến 6h sáng hôm sau và phải có giấy phép lưu hành
- Các loại xe trọng tải toàn bộ xe trên 10 tấn, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, xe máy thi công
- Chỉ được hoạt động lưu thông từ 9h tối đến 6h sáng hôm sau và phải có giấy phép lưu hành đặc biệt.
Chính sách thuế thiếu đồng bộ
Các DN vận tải của tỉnh Hà Nội cho rằng: nhiều điều khoản trong lộ trình tính thuế cho DN vận tải chưa nhuần nhuyễn và thiếu đồng bộ; lệ phí, lộ phí cầu đường hiện nay không được tính vào chi phí hay cách tính tiêu hao nhiên liệu còn bất cập gây nhiều tranh cãi không xác định được đúng, sai.
An ninh vận tải khá phức tạp, nhiều bất ổn
Trong thời gian gần đây, trên các tuyến đường từ miền xuôi lên miền ngược, từ Bắc vào Nam, đang liên tiếp xảy ra tình trạng chặn xe trấn lột, cướp hàng, ném đá lên phương tiện vận chuyển,…điều này khiến cho vấn đề an ninh trong ngành vận tải bị đe dọa, gây nhiều hoang mang lo sợ cho khách hàng.